Lá lốt chữa bệnh gì?

Lá lốt chữa bệnh gì?

Tổng quan về lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.

Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một loại cây thảo sống dai, thường mọc nơi ẩm ướt. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt.

Lá lốt là loại cây dây leo, có tên khoa học là Piper sarmentosum, thuộc họ Hồ tiêu. Ở miền Nam, chúng còn được gọi với tên là “lá lốp”.

Lá lốt tự mọc trong tự nhiên cũng khá nhiều hoặc được trồng dễ dàng bằng cách giâm cành ở những nơi ẩm ướt, những khu vực xung quanh hồ nước, nguồn đất ẩm,…

Lá lốt có vị nồng nhẹ, thơm đặc trưng, kèm theo đó sẽ có vị cay nhẹ, chúng có tính ấm rất phù hợp để chống hàn. Lá lốt có thể dùng ăn sống như rau thơm hoặc chế biến thành các món ăn gia đình, tiêu biểu là món bò nướng lá lốt.

Thành phần dinh dưỡng của lá lốt

Cây lá lốt gồm lá, thân, rễ đều là những dược liệu quý. Trong lá lốt chứa nhiều vitamin, protein và axit amin, đồng thời vitamin E và lutein chứa trong loại lá này là những hoạt chất chống oxy hóa tốt.

Lá lốt chứa hàm lượng cao canxi, sắt, kali, và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cơ thể con người.

Công dụng của lá lốt

Nghiên cứu hiện đại cho thấy trong lá lốt chứa piperine, piperolotin, piperolotidin, tinh dầu. Các hoạt chất này có thể làm tăng sự hấp thu vitamin B và beta-carotene của cơ thể, đồng thời chống trầm cảm, loét dạ dày, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, giúp hạ huyết áp. Tinh dầu trong lá lốt tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau.

Ngoài ra, tinh dầu dễ bay hơi trong lá lốt có tác dụng chống loạn nhịp tim, hạn chế tình trạng thiếu oxy và thiếu máu cục bộ cơ tim. Lá lốt cũng có thể giảm ho, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.

Bạn không chỉ dùng lá lốt chế biến món ăn, lá lốt cũng có thể dùng nấu nước ngâm chân. Ngâm chân bằng lá lốt hỗ trợ giảm tình trạng viêm khớp, lưu thông khí huyết ở bàn chân tốt hơn, cải thiện giấc ngủ và chống hôi chân.

Lá lốt được biết đến như một loại rau dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng trong các bữa ăn. Đặc biệt lá lốt được xem là vị thuốc giúp chữa nhiều bệnh, cùng tìm hiểu các tác dụng chữa bệnh của lá lốt dưới đây.

Chữa mụn nhọt

  • Với những chiếc mụn, nhọt có mũ và sưng to hãy thực hiện cách sau đây trong 3 ngày thì mụn sẽ biến mất.
  • Lá lốt kết hợp với lá chanh, lá ráy và lá tía tô mỗi loại lá 15g phơi khô rồi giã nhuyễn đắp vào chỗ có mụn, nhọt rồi băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần.

Chữa ra mồ hôi tay và chân

Dùng 30g lá lốt rửa sạch cho vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước đun sôi. Đợi nước còn ấm ấm thì ngâm tay và chân khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ giảm hẳn tình trạng ra mồ hôi tay, chân.

Chữa đau nhức cơ thể

  • Dùng 600g lá lốt với 100g thịt cắt miếng nhỏ và ướp gia vị vừa ăn rồi xào, ăn tuần 3 lần.
  • Hoặc dùng 300g lá lốp với 2 chén nước cho vào ấm sắc cạn còn khoảng nửa chén nước rồi uống sau bữa ăn tối.

Đây là 2 cách giúp chữa bệnh đau nhức được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Sử dụng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và đun cho sắc xuống còn khoảng 1 chén uống trước bữa ăn tối khi nước còn ấm ấm.

Chữa đau, sưng đầu gối

Cho lá lốt, ngải cứu mỗi loại khoảng 20g giã nát rồi cho thêm ít giấm chưng nóng lên, sau đó đắp vào chỗ đầu gối đau sưng sẽ giúp giảm bớt đau và sưng. Đặc biệt lá lốt dùng nấu canh với thịt và cá rất tốt cho xương, khớp người già.

Chữa bệnh tổ đĩa

Đối với những người bệnh tổ đĩa thì dùng 30g lá lốt tươi giã nát rồi cho vào khoảng 100 đến 200ml nước, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã còn lại đem nấu với 3 chén nước đun sôi trong 5 phút, phần nước thì dùng để rửa chỗ có tổ đĩa, phần bã thì dùng để đắp và băng lại. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Giải độc khi bị rắn cắn, say nấm

Lá lốt có thể giúp giải độc tạm thời khi bị rắn cắn hoặc khi bạn bị say nấm. Để thực hiện, bạn giã nát 50g lá lốt, 10g lá đậu ván trắng và 50g lá khế và gạn lấy phần nước để uống.

Lưu ý là cách này chỉ làm chậm ảnh hưởng của độc rắn và độc nấm tới các cơ quan trong cơ thể, bạn vẫn phải liên hệ ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Chữa bệnh phù thũng


Phù thũng là bệnh thường lặp đi lặp lại và gây khó chịu, bất tiện cho người mắc phải. Để chữa dứt điểm bệnh phù thũng, bạn thực hiện theo cách sau:

Sắc nước uống gồm: 12g lá lốt, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề. Để trong bình và uống dần trong ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

Chữa đau xương khớp

Thông thường những người lớn tuổi hay mắc chứng đau lưng, đau xương khớp vào những ngày thời tiết thay đổi. Vì thế, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc nước lá lốt để hỗ trợ giảm nhanh cơn đau hiệu quả.

Trong loại lá này có chứa thành phần benzyl axetat giúp giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng. Duy trì áp dụng 2 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tuần đảm bảo đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Cách thực hiện

Bước 1: Cần chuẩn bị từ 5 – 10g lá lốt phơi khô hoặc 15 – 30g lá lốt tươi đem rửa sạch.

Bước 2: Tiếp theo sắc lá lốt cùng 1 lít nước cạn còn ½ lít và uống trong ngày. Người bệnh nên uống khi thuốc còn ấm và uống sau bữa ăn tối.

Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư

Lấy 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

Chữa viêm tinh hoàn, mệt mỏi

Lá lốt, lệ chi, bạch truật, sinh khương mỗi loại 12g + 10g trần bì, bạch linh + 6g sơn thù, phòng sâm,cam thảo. Tất cả cho vào cùng với 600ml nước đem sắc nên còn để lại 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày để điều trị tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, ít vận động

Tăng cường sinh lý nam

Nhiều người thắc mắc uống nước lá lốt có tác dụng gì tốt đối với sức khỏe nam giới hay không? Trên thực tế, loại lá này hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới vô cùng hiệu quả.

Người bệnh có thể thay thế việc nấu nước lá lốt bằng cách chế biến thành nhiều món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sinh lý chẳng hạn như món lá lốt xào hến.

Những điều cần chú ý khi sử dụng lá lốt

Tuy nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Đối với những người bị đau dạ dày thì đây chính là loại lá nên tránh xa, vì với tính nóng, lá lốt sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm một nguy hiểm hơn.

Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng không đủ chất.

Ăn quá nhiều lá lốt, khoảng trên 100g/ngày có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,…

Hãy cẩn thận trước khi dùng lá lốt để làm liều thuốc của mình.

CHIA SẺ
By Nguyễn An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *