Quả thầu dầu là quả gì?

Quả thầu dầu là quả gì?

Tên khác: Đu đủ tía

Tên khoa học: Ricinus communis L., Euphorbiaceae (họ Thầu dầu).

Mô tả cây: Cây sống lâu năm, thân cao, yếu. Thân nhẵn, có màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc so le, cuống dài, xẻ thuỳ chân vịt, sâu, lá non màu đỏ tía, lá trưởng thành màu lục đến đỏ tía. Hoa mọc thành chùm xim ở đầu cành. Quả 3 mảnh vỏ bên ngoải có nhiều lông mềm. Hạt hình trứng hơi dẹt, có mồng, hình dạng giống con bọ rùa, nhẵn bóng, màu nâu xám, có vân nâu đen.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Hạt (Fructus Ricini), thu hoạch khi quả già; dầu ép từ hạt (Oleum Ricini); ngoài ra còn dùng lá (Folium Ricini) và rễ (Radix Ricini).

Thành phần hóa học của hạt thầu dầu

Thành phần hoá học: Hạt có dầu béo (45-50% với các acid béo đặc trưng là acid ricinoleic, isoricinoleic),alkaloid (ricinin) và một protein rất độc là ricin.

Lá có alkaloid (ricinin, N-demethylricinin), flavonoid (dẫn chất của kaempferon, quercetin, epicatechin), acid gallic, acid ellargic .

Xem thêm : Lợi ích của dầu thầu dầu: 15 danh sách tốt nhất cho sức khỏe, tóc và da

Quả thầu dầu là quả gì?

Dầu thầu dầu – còn được gọi là Castor oil hay là dầu Hải ly, là 1 loại dầu thực vật béo không bay hơi dạng tinh khiết được chiết xuất dưới từ hạt của trái cây thầu dầu bằng phương pháp ép lạnh.

Cây thầu dầu (Ricinus communis), thuộc họ Spurge (Euphorbiaceae), có nguồn gốc từ Đông Phi, ngày nay được trồng phổ biến trên thế giới và được xem là một trong những cây lâu đời nhất. Loại dầu này xa xưa đã được ứng dụng và được đề cập trong các tài liệu y học của Ấn Độ.

Mặc dù nó có thể có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Thầu dầu dễ thích nghi với môi trường sống mới và có thể tìm thấy ở các vùng đất bị bỏ hoang, gần đường sắt và gần đây được trồng nhiều để làm cảnh trong công viên hay các nơi công cộng khác.

Các hạt thầu dầu cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Ai Cập cổ đại có niên đại vào khoảng những năm 4000 TCN. Herodotus và các nhà du hành người Hy Lạp cổ đại khác cũng đã đề cập tới việc sử dụng dầu của hạt thầu thầu để thắp sáng và xức dầu lên cơ thể.

Lá thầu dầu

Lá thầu dầu có đặc điểm là lá lớn với chiều rộng khoảng 40cm, hình tròn và có 7-11 thùy kéo dài ra tạo thành những mũi nhọn như ngọn giáo. Lá mọc so le theo hình chân vịt xẻ sâu với trụ là thân cây. Cuống lá dài, lá sẽ có, mặt lá trơn nhẵn và có mép lá hình răng cưa, đầu lá nhọn.

Hoa thầu dầu

Thầu dầu thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 7. Cụm hoa sẽ mọc ở ngọn hoặc ở kẽ lá, được chia thành hoa cái và hoa đực mọc trên và dưới. Hoa cái có vòi nhụy đỏ, nhiều gai mềm phủ ngoài hình chóp hoặc hình bầu dục. Còn hoa đực có hình bầu dục, có nhiều nhụy hoa, và chỉ có 3-5 răng cưa ở đài hoa.

Quả thầu dầu

Mùa ra quả thầu dầu thường từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Quả thầu dầu thường có dạng như quả trứng nhỏ với lớp màng nhẵn bao bọc. Quả có màu xanh lá hoặc màu tím nhạt, nhiều gai mềm xung quanh và mỗi quả chứa 3 hạt.

Hạt thầu dầu có hình bầu dục hơi dẹt, màu nâu xám, bề mặt nhẵn bóng, có những vân màu xám trắng hoặc nâu đất.

Xem thêm : Lợi ích của dầu thầu dầu: 15 danh sách tốt nhất cho sức khỏe, tóc và da

Đặc điểm của cây thầu dầu tía

  • Cây thầu dầu là loài cây sống lâu năm, thân yếu, cao khoảng 3-4m, đôi khi có thể cao hơn.
  • Vỏ thân có màu xanh lục hoặc đỏ tía, nhưng các cành non đều có phấn trắng.
  • Lá cây thầu dầu lớn, mọc so le và có hình dáng giống chân vịt, mép lá có răng cưa, cuống dài và hai bên mặt lá trơn nhẵn
  • Hoa thầu dầu thường mọc ở ngọn hay ở nách lá, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở trên, có nhiều lá phủ ở ngoài.
  • Quả nang có màu màu tím nhạt hoặc xanh, có gai mềm, chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, hơi dẹt, bề mặt nhẵn, có màu nâu xám, vân đỏ hay nâu đen.

Phân bố của cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ và được trồng để ở các khu vực khí hậu nhiệt đới để để lấy lá và hạt để ép dầu. Ở Việt Nam, cây thầu dầu chủ yếu mọc ở các tỉnh như Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Hạt cây thầu dầu tía có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, hạt cây thầu dầu tía có vị ngọt, cay, tính bình, có độc. Do đó, thảo dược này có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Chất ricin là một protein độc ở trong hạt, chất này sẽ biến mất khi bị ép.

Dầu hạt cây thầu dầu tía có tác dụng gì? Dầu hạt thầu dầu là một chất lỏng dính, mùi khó chịu có thể gây nôn mửa. Dầu thầu dầu có tính nhuận tràng và xổ khá nhanh, không gây kích thích ống tiêu hóa.

Theo y học hiện đại

Hạt cây thầu dầu tía có tác dụng chữa bệnh gì? Theo Y học hiện đại, dầu ép của thảo dược này có tác dụng trị táo bón cho trẻ em, phụ nữ có thai, người mới mổ và sản phụ. Ngoài ra, nó còn trị mụn nhọt thũng độc, hầu tê, đại tiện táo kết, tràng nhạc.

Hạt có tác dụng chữa sa tử cung và trực tràng, lỵ, sót nhau, đẻ khó, liệt thần kinh mặt, viêm mủ da, viêm hạch lao, dằm đâm vào thịt.

Công dụng của dầu thầu dầu

Làm chậm lão hóa da và ngăn ngừa chảy xệ

Sau tuổi 30 da bắt đầu lão hoá và thấy rõ biểu hiện của sự lão hoá là da bị chảy xệ. Nếu sử dụng tinh dầu thầu dầu giúp da hạn chế chảy xệ, ngăn ngừa quá trình lão hóa, khiến cho làn da căng mịn và tràn đầy sức sống, chính là nhờ vào thành phần đặc biệt axit ricinoleic và các dưỡng chất như vitamin E, axit amin,…

Ngăn ngừa nếp nhăn và quầng mắt

Sử dụng dầu thầu lầu dùng để massage xung quanh mắt thường xuyên cũng có thể giúp cho vùng da ở mắt được lưu thông làm bớt thâm quầng và ngăn ngừa các nếp nhăn xuất hiện, giữ cho làn da mềm mại và mịn màng.

Tác dụng dưỡng da và giảm mụn

Axit ricinoleic có tác dụng thấm sâu vào lớp da và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, đẩy lùi các vi khuẩn gây mụn trứng cá. Ngoài ra, nó rất giàu thành phần thúc đẩy làn da như axit béo, giúp dưỡng da mà không làm khô da, cung cấp độ ẩm thích hợp cho da.

Tác dụng tẩy trắng

Theo các nhà nghiên cứu trong dầu thầu dầu có đặc tính khử độc, diệt vi khuẩn và các hợp chất trong hạt thầu dầu còn giúp làm sạch lượng dầu thừa, bụi bẩn và các tạp chất trên da mặt, giúp lỗ chân lông thông thoáng không bị bí bách. Vì thế được các chị em sử dụng làm dầu tẩy trang trên da.

Giúp chữa lành vết thương

Dầu thầu dầu cũng có thể giúp chữa lành vết thương nhờ vào các đặc tính kháng khuẩn của nó. Các nhà khoa học chỉ ra rằng dầu thầu dầu hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli , Pseudomonas aeruginosa. Trong số tất cả các vi khuẩn tụ cầu, Staphylococcus aureus được coi là nguy hiểm nhất và có thể gây nhiễm trùng da từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu thầu dầu

Mặc dù dầu thầu dầu rất lành tính nhưng cũng tùy vào cơ địa của mỗi người, vì thế trước khi sử dụng dầu hoặc các loại mỹ phẩm có chứa dầu nên thử một lượng nhỏ dầu thầu dầu trên vùng da nhỏ trước để xem da mình có bị dị ứng không.

Dầu nguyên chất hoàn toàn được chiết xuất từ tự nhiên vì thế cần thời gian để nhìn thấy tác dụng trên da.

Nên lựa mua dầu thầu dầu chất lượng cao và nguyên chất, tránh mua các sản phẩm kém chất lượng sẽ gây hại cho làn da.

Cây thầu dầu có độc không?

Chất ricin trong hạt thầu dầu một chất độc. Với liều 0.002mg/1kg cân nặng có thể giết chết một con thỏ. Tác dụng độc của ricin tương tự độc tố của các loại vi khuẩn. Cần lưu ý chất ricin này có khả năng tạo miễn dịch, nếu cho súc vật ăn với liều nhỏ, nhiều lần thì sau đó chúng có thể ăn với liều cao hơn mà không gây chết.

Một tin tốt là ricin có thể bị phá hủy ở nhiệt độ cao, cho nên nhiều nơi đem hạt cây thầu dầu phơi khô hoặc hấp nóng ở 115 độ C cho lợn ăn. Và có thể nhờ vào khả năng này mà ở nước ta, người dân xào nấu hạt cây thầu dầu để ăn mà không thấy hiện tượng ngộ độc. Nếu không bị phá huỷ, độ độc của ricin rất cao:

  • 3g hạt thầu dầu khô đủ giết chết một con bò nặng 100kg;
  • Tiêm 0.03mg/1kg cân nặng có thể giết chết chó;
  • Liều độc đối với một con chuột bạch nặng 500g là 6 phần triệu gam, nghĩa là đối ricin độc gấp 7 lần chất aconitin, là một chất thuộc loại độc nhất có trong ô đầu (Aconitum);
  • Liều độc với người là 3mg tiêm dưới da hoặc 180mg theo đường uống, cụ thể hơn 1 hạt đã đủ gây nôn mửa, 3 – 4 hạt đủ làm trẻ con chết, 14 – 15 hạt làm chết người trưởng thành. Ricin trong thầu dầu sẽ là làm vón hồng cầu và bạch cầu.

Bên cạnh đó, chất ricinin trong hạt thầu dầu đến nay chưa ghi nhận tài liệu về tác dụng dược lý.

Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì?

Sa tử cung và trực tràng: Dùng hạt cây thầu dầu giã ra đắp lên đầu.

Ðẻ khó, sót nhau: Dùng hạt cây thầu dầu (khoảng 14 hạt) giã nát đắp vào lòng bàn chân, khi sinh xong hay nhau đã bong ra thì bỏ thuốc ngay lập tức và rửa sạch.

Liệt thần kinh mặt: Giã hạt cây thầu dầu và đắp vào nửa mặt đối diện.

Chữa bệnh trĩ:

  • Cách 1: Dùng lá cây thầu dầu tía đem rửa sạch, rồi đun với nước đến khi đặc lại thì để nguội và sử dụng dung dịch này để rửa hậu môn. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp lá cây thầu dầu tía và lá vông đem rửa sạch và đun với nước, dùng nước này để ngâm hậu môn hoặc sử dụng lá thầu dầu tía và lá vông theo tỉ lệ 1:1, giã nát, rồi lấy miếng vải sạch bọc lại và đem đắp hậu môn trong vòng 5 phút rồi dùng khăn lau sạch. Thực hiện một trong 3 cách trên 1 lần/ngày, chỉ sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm rõ rệt;
  • Cách 2: Lấy 9 hạt cây thầu dầu tía và 9 con học trò nước (là con vật có chân dài như nhện thường chạy trên mặt nước). Giã nát 2 nguyên liệu với nhau, rồi đem xào với dấm thanh cho nóng, sau đó sử dụng miếng vải sạch bọc lại, vạch tóc ra và đắp vào huyệt bách hội ở giữa đỉnh đầu. Lưu ý khi thấy búi trĩ dần rút lên thì gỡ bỏ thuốc đi vì để lâu sẽ rất nguy hiểm.

Các bài thuốc từ thầu dầu

Sa tử cung và trực tràng

Giã hạt Thầu dầu ra rồi đắp lên vùng đỉnh đầu. 

Ðẻ khó, sót nhau

Dùng hạt Thầu dầu (khoảng 14 hạt) giã nát đắp vào lòng bàn chân, khi đẻ xong hay nhau đã ra thì bỏ thuốc ngay và rửa sạch những nơi có tiếp xúc với thuốc. 

Liệt thần kinh mặt

Giã hạt Thầu dầu ra và đắp vào phía đối diện mặt bị liệt.

Chữa phong thấp, viêm khớp, tay chân tê mỏi, bị thương đau nhức, bại liệt

Rễ Thầu dầu 30g, dây đau xương 20g, lõi thông 20g. Sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần uống. 

CHIA SẺ
By Nguyễn Trấn Thành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *