Đại hoàng là gì? Đại hoàng chữa bệnh gì?

Đại hoàng là gì? Đại hoàng chữa bệnh gì?

Tổng quan về vị thuốc đại hoàng

Đại hoàng còn gọi là Xuyên Đại hoàng, Tướng quân, Cẩm Văn dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại Đại hoàng như Chưởng diệp Đại hoàng (Rheum palmatum L.); Đường cổ Đại hoàng (Rheum officinale Baill.) đều thuộc họ Rau răm ( Polygenaceae). Vị thuốc này màu vàng nên gọi là Đại hoàng. Còn gọi là Tướng quân vì vị thuốc này có khả năng tống cái cũ sinh cái mới rất nhanh như dẹp loạn.

Ở Trung quốc, cây Chưởng diệp Đại hoàng và Đường cổ đặc Đại hoàng mọc ở Thanh hải, Cam túc nên gọi là Bắc Đại hoàng, cây Dược dụng Đại hoàng chủ yếu mọc ở Tứ xuyên nên gọi là Nam Đại hoàng.

Tên khoa học: Rheum palmatum L. – Polygonaceae

Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh.

Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1km (so với mặt nước biển). Trồng bằng cách gieo hạt.

Thu hái, sơ chế: Sau 3 năm thì thu hoạch được vào tháng 9-10. Đào cả cây, cắt bỏ thân chồi, rễ con. Lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt không nên dùng dao sắc thiết để cạo vỏ ngoài vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen.

Mô tả dược liệu: Thân rễ (còn gọi là củ) lớn, dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2-4cm hoặc khoanh tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chất chắc, cứng, mùi thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn dính vào răng là tốt. Loại dầu nhiều, bóng là tốt.

Trong Đông y có một loại dược liệu màu rất vàng tên gọi là Đại hoàng (hoàng là màu vàng trong tiếng Hán Việt). Vị thuốc này còn có tên gọi khác là Đại hoàng tướng quân vì có khả năng tống khứ cái cũ, sinh ra cái mới rất nhanh chóng như là dẹp loạn. Công dụng nhuận tràng tẩy xổ của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra, nó còn có nhiều công dụng khác như diệt khuẩn, cầm máu…

Thu hái và bào chế đại hoàng

Thu hái cây đại hoàng

Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi lá khô héo hoặc mùa xuân năm sau, trước khi cây nảy mầm. Đào lấy thân rễ, loại bó rễ tua nhỏ, cạo vỏ ngoài, thái lát hoặc cắt đoạn, xuyên dày thành chuỗi, phơi khô.

Cây đại hoàng

Bào chế cây đại hoàng

Đại hoàng phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày. Phơi âm can (phơi ở nơi không có nắng chiếu trực tiếp) ở nơi thoáng mát.
Tửu đại hoàng (Đại hoàng tẩm rượu): Lấy Đại hoàng phiến, dùng rượu phun ẩm đều, ủ qua, cho vào nồi đun nhỏ lửa, sao hơi se, lấy ra, phơi chỗ mát cho khô. Cứ 100kg Đại hoàng phiến dùng 10 lít rượu.
Thục đại hoàng: Cắt Đại hoàng thành miếng nhỏ, trộn đều rượu cho vào thùng đậy kín. Đặt vào nồi nước nấu cách thủy cho chín lấy ra phơi khô. Cứ 100kg Đại hoàng cần 30 lít rượu.
Đại hoàng thán: Cho phiến Đại hoàng vào nồi. Sao to lửa đến khi mặt ngoài màu đen xém, bên trong màu nâu sẫm, nhưng vẫn còn hương vị Đại hoàng.

Thành phần hoá học của đại hoàng

Trọng Đại hoàng có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau.

  • Loại hoạt chất có tính chất thu liễm (cầm tiêu chảy) là hợp chất có tanin (rheotannoglucozit).
  • Loại hoạt chất có tác dụng tẩy (làm cho tiêu chảy): rheoanthraglucozit.
  • Thành phần chủ yếu trong các rheotanoglucozit là glucogalin. Khi thuỷ phân, glucogalin sẽ cho axit galic và glucoza.

Ngoài ra còn có axit galic, catechin và terarin. Khi tetrarin chịu tác dụng của axit loãng sẽ cho glucozareosmin (rheosmin), axit xinamic và axit galic.

Tác dụng dược lý của đại hoàng

Kích thích sự co bóp của ruột: Tác dụng chậm, chừng 5 – 10 giờ sau khi uống mới thấy tác dụng, có khi lâu hơn. Phân mềm, vàng hay nâu sẫm, màu này một phần do màu của Đại hoàng, một phần do chất mật tiết ra nhiều hơn. Thường không thấy đau bụng, tuy nhiên đôi khi thấy buồn nôn, chóng mặt hay nổi mẩn. Do tác dụng sung huyết đối với các mạch máu trĩ cho nên không nên dùng đối với người bị trĩ và cũng không nên dùng cho những người hay bị táo vì thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, Đại hoàng hay gây táo bón mạnh hơn trước.

Vì trong Đại hoàng có chứa nhiều canxi oxalat cho nên không dùng lâu cho những người bị sỏi thận oxalic hay sổ nước nang (catarrhe vesical) vì nó có thể gây bệnh đái ra oxalat.

Các chất màu thấm qua máu, nước tiểu và mồ hôi, sữa… Tất cả các chất bài tiết đều có màu vàng và nếu nước tiểu có phản ứng kiềm thì sẽ có màu đỏ. Sữa mẹ có tác dụng tẩy đối với con đang bú sữa mẹ.

Do các reotanoglucozit, Đại hoàng có tính chất bổ, thêm vào tính chất gây co bóp nhẹ với liều thấp của các antraglucozit.

Dược liệu còn có tác dụng diệt khuẩn (đối với staphyllococcus, lỵ, thương hàn, tả).

Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy Đại hoàng có tác dụng làm giảm nguy cơ viêm gan cấp do rượu, cải thiện tỉ lệ gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trên tế bào ung thư đường ruột và tế bào ung thư vú.

Tác dụng của đại hoàng

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng, tính hàn

Quy kinh: Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can

Công dụng:

  • Đại hoàng: Tiêu độc, giúp đi tiêu, làm mát. Chủ trị chảy máu cam, chấn thương tụ máu, nhọt độc, bế kinh, táo bón do bị nóng
  • Tửu đại hoàng: Làm mát vùng thân trên. Chủ trị răng lợi sưng đau, mắt đỏ, sưng họng, nóng thân trên sinh nhọt độc
  • Thục đại hoàng: Dùng để giải độc, làm mát. Chủ trị mụn nhọt, nóng rát ngứa ngáy khó chịu
  • Đại hoàng thán: Có tác dụng cầm máu. Chủ trị chứng xuất huyết có ứ gây ra do tụ máu

Theo y học hiện đại

  • Kích thích co bóp ruột, phát huy công hiệu sau khoảng 5 – 10 giờ
  • Diệt khuẩn, chống lại các vi khuẩn, tả, lỵ, thương hàn, tụ cầu
  • Ngăn ngừa mắc viêm gan cấp tính, suy thận
  • Có tác dụng lên tế bào ung thư vú, ung thư đường ruột, ngăn ngừa ung thư nhờ  tanin và anthraquinones
  • Chứa tanin và anthraquinon có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa chảy máu, giảm chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
  • Giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong cơ thể
  • Làm lành đường ruột bị chảy máu
  • Chứa hàm lượng dồi dào chất kháng khuẩn và làm se, giúp làm lành nhanh chóng các vết bỏng, vết loét

Các bài thuốc có đại hoàng

Trị chứng táo bón

  • Táo bón nhẹ, táo bón ở phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người thể trạng yếu: 15g hỏa ma nhân, 6g chỉ thực, 9g hậu phác, 9g đại hoàng đã sao vàng. Sắc lấy nước chia làm 2 – 3 phần, uống trước ăn khi còn ấm và dùng hết trong ngày.
  • Táo bón mãn tính hoặc do nghề nghiệp: 15g cam thảo, 15g sài hồ, 15 chỉ thực, 15g mộc hương, 20g đào nhân, 45g đại hoàng sao vàng. Tán bột mịn và trộn với mật ong, hoàn thành viên, chia thành 2 phần uống 6g/lần sáng và tối.

Trị chứng sưng phù lợi, xung huyết não, trĩ ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu

12g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g đại hoàng sao vàng. Sắc lấy nước chia thành 2 – 3 phần, uống 1 thang/ngày trước bữa ăn.

Trị mụn nhọt ở vú, lỗ mũi, miệng, lưỡi

Nghiền đại hoàng thành bột mịn, dùng 9g/lần. Ngoài ra có thể pha bột đại hoàng với nước tạo thành hỗn hợp nhão và thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

Trị bỏng lửa

Đại hoàng sao cháy, tán bột mịn, bôi trực tiếp lên vết bỏng. Có thể trộn thêm dầu khuynh diệp.

Đau bộ phận sinh dục nữ

Đại hoàng 40g, giấm sắc 1 thăng để uống.

Trị hôi miệng, chảy máu chân răng

Sinh địa hoàng và đại hoàng (ngâm cùng nước vo gạo đến khi mềm). Cắt mỗi loại 1 lát, dán lên vết đau răng. Kiêng nói chuyện khi dùng thuốc.

Công dụng của đại hoàng

Trị thận suy mạn tính: Bệnh viện Thủ đô Bắc kinh báo cáo: dùng Đại hoàng 30 – 60g (nếu cho sao dùng 20g), Mẫu lệ nung 30g, Bồ công anh 20g, sắc còn 600 – 800ml, thụt lưu đại tràng, mỗi ngày 1 lần, bệnh nặng 2 lần, giữ bệnh nhân mỗi ngày tiêu 3 – 4 lần là được. Kết quả trong 20 ca, tổ A 10 ca (creatinin 10mg%), triệu chứng cải thiện, urê giảm kết quả rõ. Tổ B (creatinin 10 – 15mg%) 6 ca kết quả kém. Tổ C (creatinin 15mg%) 4 ca, kết quả kém hơn ( Tất tăng Kỳ, Tạp chí Trung y 1981,9:21).

Trị xuất huyết tiêu hóa trên: dùng bột (viên hoặc sirô) Đại hoàng trị 890 ca xuất huyết tiêu hóa trên ( không bao gồm xuất huyết do xơ gan), mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, kiểm tra phân âm tính hoặc dương tính nhẹ mới thôi uống. Trong thời gian điều trị không dùng các loại thuốc cầm máu khác. Chảy máu nhiều truyền máu hoặc glucoz. Kết quả trong 890 ca có 868 ca máu cầm tỷ lệ 97%. Bình quân thời gian cầm máu là 2 ngày, bình quân lượng Đại hoàng dùng cho mỗi bệnh nhân 18g (Tiêu Đông Hải, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1982,2:85).

Trị Viêm tụy cấp: tác giả dùng Sinh Đại hoàng sắc, mỗi lần 30 – 60g, 1 – 2 giờ uống 1 lần cho đến khi bụng giảm đau, amylase nước tiểu bình thường, bạch cầu giảm thì giảm liều. Đã trị 100 ca, trừ các chứng nặng đều không dùng hạ áp lực dạ dày ruột, không nhịn ăn, một số ít bệnh nhân truyền dịch hoặc dùng thêm trụ sinh. Sau khi bệnh ổn định tiếp tục dùng viên Đại hoàng, mỗi lần 3 g, ngày 2 lần để cũng cố. Kết quả: toàn bộ bệnh nhân đều có kết quả, bình quân sau 2 ngày, amylase nước tiểu bình thường, sau 3 ngày bụng hết đau và triệu chứng bệnh lý ở bụng hết, sau 5 ngày, thử nghiệm SGPT hồi phục bình thường. Bình quân mỗi bệnh nhân dùng 450g Đại hoàng ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1982,2:85).

Trị viêm ruột hoại tử xuất huyết: tác giả dùng thuốc sắc Đại hoàng sống kết hợp truyền dịch cân bằng nước điện giả trị 14 ca. Người lớn mỗi lần uống Đại hoàng sống sắc 24 – 30g, mỗi ngày 2 – 3 lần. Trừ 2 ca không khỏi, còn lại đều tốt. Thường sau 2 – 6 lần uống thuốc, bụng đau giảm rõ, triệu chứng nhiễm độc được cải thiện, phân máu mũi chuyển thành phân lỏng ( Chu Kiến Nghi, Tạp chí Trung y dược Phúc kiến 1985,1:36).

Trị tai biến mạch máu não: Bệnh viện Trung y Thành phố Tôn nghĩa trị 72 ca tai biến mạch máu não ( não xuất huyết 11 ca, nhũn não 61 ca có các triệu chứng bình quân 4 ngày không đại tiện, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc khô. Dùng Đại hoàng 12g, Mang tiêu 10g (hòa uống), Chỉ thực ( hoặc Hậu phác 9g, Cam thảo 6g, sắc còn 200ml chia 2 lần uống, mỗi 2 giờ 1 lần, hôn mê gia An cung Ngưu hoàng hoàn 1 – 2 hạt. Thông thường uống 1 – 2 lần tỉnh, triệu chứng giảm, bệnh nhẹ hơn. Trong đó 18 ca hôn mê, sau uống thuốc tỉnh 10 ca, không thay đổi 8 ca ( Thang tống Minh, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1983,1:19).

Trị chứng lipid huyết cao: dùng cồn chiết xuất Đại hoàng làm viên 0,25g dùng trị 47 ca, mỗi ngày sáng sớm uống 3 viên liên tục 3 tuần, kết quả tốt; số bệnh nhân tri glyceride và beta-lipoprotein cao đạt kết quả 76% (Tiêu đông Hải, Trung y dược tạp chí Thượng hải 1988,8:2).

Trị viêm gan vàng da cấp tính: tác giả dùng làm cao Đại hoàng trị 80 ca, người lớn dùng 50g, trẻ em 25 – 30g, sắc uống, ngày 1 lần, trung bình dùng 16g mỗi ngày. Kết quả hồi phục chức năng gan, cải thiện triệu chứng tốt, tỷ lệ có kết quả 95%, tốt 81,25% ( Ngô Tài Hiền, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,2:88).

Trị viêm amidale có mủ cấp: mỗi ngày dùng Sinh Đại hoàng 15g, trẻ em 8-10g, dùng nước sôi 250ml (hãm uống nuốt dần), 2 giờ uống 1 lần, có thể uống 4 lần. Theo dõi 22 ca kết quả tốt, bình quân 2 – 4 ngày khỏi (Lâm văn Mỗ, Tạp chí Trung y dược Phúc kiến 1987,2:43).

Trị chứng trường vị thực nhiệt táo bón:

  • Đại thừa khí thang ( Thương hàn luận): Đại hoàng 10 – 15g, Hậu phác 8g, Chỉ thực 8g, Mang tiêu 10g ( hòa uống).
  • Tiểu thừa khí thang ( Thương hàn luận): Đại hoàng 10 – 15g, Chỉ thực, Hậu phác đều 6 – 8g, sắc uống.
  • Điều vị thừa khí thang ( Thương hàn luận): Đại hoàng 10 – 15g, Mang tiêu 10g ( hòa uống), Cam thảo 3g, sắc uống.
  • Trong các bài thuốc trên, Đại hoàng cho vào sau, Mang tiêu tán bột hòa nước uống. Về tác dụng tẩy xổ thì bài Đại thừa khí thang mạnh nhất, bài Điều vị thừa khí thang có Cam thảo điều hoà nên tác dụng nhẹ hơn, lúc dùng tùy tình hình bệnh nhân mà chọn bài thuốc.

Trị các chứng thực hỏa nhiệt độc gây nôn ra máu, chảy máu cam, răng lợi sưng đau, mắt đỏ xung huyết.:

  • Tỳ tâm thang: Hoàng liên 6g, Hoàng cầm 10g, Đại hoàng 12g, sắc uống. Trị chứng thổ huyết, chảy máu cam, viêm màng tiếp hợp, răng lợi sưng đau.
  • Đại hoàng Mẫu đơn thang: Đại hoàng 10g, Mẫu đơn bì 12g, Đào nhân, Đông qua tử, Mang tiêu (hòa uống) đều 10g, sắc nước uống. Trị đại tiện táo bón, trường ung ( viêm ruột thừa).
  • Đại hoàng tán bột mịn trôïn dầu mè bôi vào chỗ bỏng, nhọt độc.

Trị chứng kinh bế huyết ứ đau bụng dưới, chấn thương do té ngã:

  • Hạ ứ huyết thang: Đại hoàng, Đào nhân đều 10g, Miết trùng 3g, sắc uống.
  • Đại hoàng, Đương qui lượng bằng nhau tán bột mịn, 10g x 2 lần/ngày, uống với rượu. Trị bong gân, ứ huyết đau do té ngã, trong uống ngoài xoa.

Không sử dụng đại hoàng trong trường hợp nào?

  • Không có nóng trong người làm bí tiện thì không nên dùng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được dùng.
  • Vì trong đại hoàng ngoài các chất gây tẩy còn có các chất tanin gây sáp trường, săn se niêm mạc ruột nên khi dùng trị táo bón trong thời gian dài sẽ gây táo bón trở lại.
  • Người tỳ vị hư nhược nên thận trọng khi dùng đại hoàng.
  • Tác dụng phụ chủ yếu do uống liều quá cao gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trướng, đi ngoài phân lỏng… Khi ngưng dùng thuốc thông thường các triệu chứng này cũng giảm dần.

Chú ý quan trọng khi sử dụng đại hoàng

Bạn bắt buộc phải tham khảo theo chỉ định của bác sĩ Đôn y trước khi sử dụng

Mua đại hoàng ở đâu tốt nhất?

Chúng tôi có cung cấp đại hoàng thái, đại hoàng chưa thái , quý khách có thể đêịn thoại/Zalo theo số 0985364288

CHIA SẺ
By Nguyễn Trấn Thành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *